CENTER FOR COMMUNITY HEALTH PROMOTION (CHP)
Dự án của CHP được đánh giá cao không chỉ bởi riêng tôi mà các thành viên khác trong Ban cố vấn cũng đánh giá rất cao.Thứ nhất là qui trình quản lý mang tính chuyên nghiệp rất cao…Thứ hai là họ tác động vào đối tượng đích cụ thể và rõ nét.Tăng cường thực hành an toàn để phòng chống HIV/AIDS cho các bạn tình nữ, những người nhiễm và nghiện chích ma tuý tại thành phố Vinh.
“Dự án của CHP được đánh giá cao không chỉ bởi riêng tôi mà các thành viên khác trong Ban cố vấn cũng đánh giá rất cao.Thứ nhất là qui trình quản lý mang tính chuyên nghiệp rất cao.Thứ hai là họ tác động vào đối tượng đích cụ thể và rõ nét."
Thành viên Ban Cố vấn dự án
Cơ quan tài trợ: USAID/PEPFAR thông qua Pact
Thời gian thực hiện: 6/2009-9/2011
Đối tượng hưởng lợi: NCH, NSDMT và bạn tình nữ của họ
Nơi thực hiện: TP. Vinh, Nghệ An
Đối tác: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An
Mục tiêu: Tăng cường thực hành an toàn để phòng chống HIV/AIDS cho các bạn tình nữ, những người có H và nghiện chích ma tuý tại thành phố Vinh.
Thiếu quyền, thiếu kiến thức và các kĩ năng bảo vệ bản thân, những người vợ và bạn tình nữ của những người có H và nghiện chích ma tuý đang đối mặt với nguy cơ lây truyền HIV, mà con đường chính là qua quan hệ tình dục không an toàn. Lối sống văn hoá, phong tục tập quán, kì thị và phân biệt đối xử đã khiến cho những người phụ nữ này không có quyền chủ động để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm từ bạn tình. Những bạn tình nữ của người nghiện chích ma tuý và nhiễm HIV không chỉ là nhóm dễ bị tổn thương nhất, mà còn đóng vai trò là cầu nối tích cực giữa những người nghiện chích/nhiễm và cộng đồng. Dự án này nhằm hưởng ứng lời kêu gọi số 09-00-001 của tổ chức Pact Việt Nam đại diện cho USAIDS cho hoạt động phòng ngừa đối với nhóm dân cư có nguy cơ cao tiềm ẩn trong cộng đồng. Mục đích của dự án là tăng cường thực hành an toàn để phòng chống HIV/AIDS cho các bạn tình nữ, những người nhiễm và nghiện chích ma tuý tại thành phố Vinh, với 3 mục tiêu cụ thể:
1. 20 đồng đẳng viên và 50 cộng tác viên được tập huấn kiến thức và kĩ năng phòng ngừa HIV/STI vào tháng thứ 12 của dự án.
2. 300 cặp vợ chồng có H và nghiện chích ma tuý, 200 bạn tình nữ của người có H và nghiện chích ma tuý và 300 người có H và nghiện chích ma tuý được nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng ngừa HIV/STI vào tháng thứ 16 của dự án.
3. Nâng cao năng lực cho các nhóm tự lực trong việc phòng ngừa HIV/ STI cho bạn tình nữ của người có H và người nghiện chích vào tháng thứ 16 của dự án.
Tình dục, đặc biệt là tình dục an toàn trong nhóm người phụ nữ bị ảnh hưởng là một chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam. Do đó, dự án sẽ sử dụng mô hình giáo dục đồng đẳng – cụ thể là phương pháp “nữ giới tiếp cận nữ giới” tập trung vào việc đào tạo kĩ năng thông qua hoạt động can thiệp tiếp cận cộng đồng. Trong khi các đồng đẳng viên triển khai các hoạt động nhắm tới các bạn tình nữ của những người có H và nghiện chích ma tuý, các nhóm tự lực sẽ tiến hành các hoạt động truyền thông cho các thành viên trong nhóm và những người có H và nghiện chích là nam giới tại các Trung tâm giáo dục lao động xã hội. Kỹ năng cương quyết, kĩ năng thương thuyết và cách sử dụng bao cao su là những nội dung chính trong hoạt động phòng ngừa hướng tới các khách hàng là nữ và sẽ được thực hiện thông qua hoạt động thăm hộ gia đình, truyền thông nhóm nhỏ và tư vấn tại trung tâm tiếp cận của CHP tại thành phố Vinh.
Dự án đã được thực hiện tại các phường và xã được lựa chọn của thành phố Vinh và các Trung tâm giáo dục lao động xã hội tại xã Hưng Lộc, và huyện Nghi Lộc của TP Vinh với sự phối hợp của Trung tâm phòng chống AIDS Nghệ An, Trung tâm y tế dự phòng Vinh và các nhóm tự lực.
Đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng đích: Dự án được thiết kế dựa trên những ý kiến tham khảo của các nhóm đối tượng đích. Khảo sát ban đầu sẽ được tiến hành để có hiểu biết sâu về nhu cầu chưa được đáp ứng của nhóm đối tượng đích, đồng thời giúp họ xây dựng những hoạt động thiết thực có liên quan. Những hoạt động đó sẽ được điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo sẽ phù hợp với nhu cầu của đối tượng đích.
Sự tham gia của nhóm đối tượng đích: Nhóm đối tượng đích sẽ tham gia vào tất cả các mảng của dự án từ khâu thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Năng lực của người có H, người nghiện chích và bạn tình của họ sẽ được nâng cao thông qua việc tham gia vào quá trình thực hiện dự án. Họ sẽ được trao quyền để đưa ra quyết định về những hoạt động dự án mà ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Các nhóm đối tượng đích sẽ trực tiếp thiết kế và thực hiện những cấu phần nhỏ trong dự phòng HIV.
Bình đẳng giới: Dự án sẽ chú ý đến vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là các yếu tố truyền thống, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến vai trò giới và quá trình ra quyết định liên quan đến thương thuyết hành vi tình dục an toàn và sử dụng bao cao su. Quan hệ về quyền giữa nam giới và phụ nữ sẽ được phân tích và giải quyết trong quá trình thực hiện dự án. Dự án sẽ tuyển dụng những đồng đẳng viên nữ để tiếp cận với bạn tình của người có H và nghiện chích để đảm bảo rằng các vấn đề nhạy cảm liên quan tới thương thuyết tình dục an toàn và sử dụng bao cao su được giải quyết một cách thích đáng. Tập huấn kĩ năng cho phụ nữ bao gồm tập huấn kĩ năng cương quyết sẽ dần dần nâng cao vị thế của phụ nữ và năng lực của họ trong việc ra quyết định.
Dự án cũng sẽ tận dụng các bài học kinh nghiệm về giáo dục đồng đẳng và tiếp cận cộng đồng từ các dự án đang triển khai của CHP, chẳng hạn như dự án Chăm sóc và hỗ trợ cho người có H và trẻ OVC tại thành phố Vinh và dự án Phòng ngừa HIV đối với nhóm MSM và ngư dân tại Hải Phòng
Giáo dục đồng đẳng: Dự án áp dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng. Các hoạt động tiếp cận được tiến hành bởi các đồng đẳng viên (nữ giới) đã được đào tạo. Biện pháp can thiệp của dự án sẽ tập trung vào việc đào tạo kỹ năng cho các bạn tình nữ của người có H và người nghiện chích ma tuý thông qua các hoạt động thăm tại nhà, truyền thông và tư vấn nhóm nhỏ tại trung tâm tiếp cận của CHP đặt tại thành phố Vinh. Một điểm cần lưu ý là dự án sẽ được triển khai dựa vào mạng lưới các khách hàng hiện có của dự án chăm sóc và hỗ trợ đang được CHP tiến hành.
Với sự hỗ trợ của CHP, nhóm tự lực sẽ xây dựng mạng lưới và tiến hành can thiệp nhằm nâng cao nhận thức của nhóm người có H và người nghiện chích ma tuý (trong cộng đồng và ở các Trung tâm giáo dục lao động xã hội) về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ bạn tình. Việc phát triển các nhóm tự lực cũng góp phần bao phủ vùng can thiệp trên toàn thành phố Vinh rộng lớn và các xã lân cận. Lý thuyết hành vi bao gồm Thuyết nhận thức xã hội[1], Thuyết hành động hợp lý[2], và Thuyết giới và quyền lực[3] sẽ được sử dụng để hỗ trợ thiết kế và thực hiện các hoạt động. Những nguyên tắc cơ bản của các hoạt động can thiệp bao gồm:
- Mô hình can thiệp đồng đẳng thông qua phương pháp tiếp cận “Chị em với chị em”
- Tính riêng tư và bảo mật
- Tập huấn cho phụ nữ về kiến thức và kỹ năng thực hành tình dục an toàn
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của nam giới trong quan hệ tình dục
- Khuyến khích đối thoại mở giữa các cặp vợ chồng về tình dục an toàn
- Tập huấn kỹ năng cho phụ nữ nhằm đảm bảo khả năng cương quyết của họ
- Cung cấp hỗ trợ xã hội và xây dựng mô hình mẫu thông qua hoạt động truyền thông nhóm và xây dựng các nhóm tự lực.
[1] Bandura, A. 1986. Nền tảng xã hội của Suy nghĩ và Hành động: Thuyết nhận thức xã hội
[2] Ajen, I, Fishbein, M (1980) Hiểu thái độ và dự báo hành vi xã hội
[3] Connell, R.W. 1987. Giới và quyền lực