CENTER FOR COMMUNITY HEALTH PROMOTION (CHP)
Bạn đã bao giờ tưởng tượng nếu mình là người có H thì mình sẽ như thế nào chưa nhỉ? Bạn sẽ gặp phải bao khó khăn: sức khoẻ yếu đi, tinh thần sa sút nhất là bạn sẽ phải đối mặt với sự kỳ thị của cộng đồng và sự tự kỳ thị của chính bản thân mình.Tôi đã từng phải chịu sự phân biệt đối xử không những của cộng đồng mà của chính người thân trong gia đình mình.
Có lẽ tôi không bao giờ dám nghĩ rằng mình lại có thể tự tin viết ra câu chuyện của chính mình, bởi vì tôi chỉ là một người có H.
Bạn đã bao giờ tưởng tượng nếu mình là người có H thì mình sẽ như thế nào chưa nhỉ? Bạn sẽ gặp phải bao khó khăn: sức khoẻ yếu đi, tinh thần sa sút nhất là bạn sẽ phải đối mặt với sự kỳ thị của cộng đồng và sự tự kỳ thị của chính bản thân mình.
Tôi đã từng phải chịu sự phân biệt đối xử không những của cộng đồng mà của chính người thân trong gia đình mình. Không phải bố mẹ tôi không yêu thương tôi mà một phần do họ quá thất vọng với nhiều lần cai nghiện không thành công của tôi. Những lần vã thuốc đã gây ra bao xáo trộn trong gia đình tôi Do thiếu hiểu biết, bố mẹ tôi sắm hẳn cho tôi một bộ đồ ăn và các dụng cụ sinh hoạt riêng vì sợ HIV sẽ lây truyền sang mấy đứa cháu thơ dại.
Với sự hỗ trợ của gia đình nhưng trên hết là nỗ lực của bản thân mình tôi cũng đã cai nghiện thành công sau 8 lần thất bại. Tôi bắt đầu đi làm Đồng đẳng viên của dự án “Chăm sóc tại nhà cho người có H và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Vinh, Nghệ An” do Trung tâm Nâng cao Sức khoẻ Cộng đồng triển khai. Làm việc, tiếp xúc thường xuyên với những người có H, tôi hiểu họ mong muốn có nơi để chia sẻ cảm xúc, để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc bản thân và phòng lây nhiễm cho những người xung quanh. Mạnh dạn đề xuất ý tưởng của mình, tháng 10 năm 2009 chúng tôi đã được dự án hỗ trợ thành lập nhóm tự lực của những người có H.
Nhóm tự lực “Sông Lam Xanh” của chúng tôi được thành lập kể từ ngày đó. Với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Trung tâm Nâng cao Sức khoẻ Cộng đồng, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng nhóm. Thành viên nhóm chúng tôi tăng lên theo từng ngày, từng tháng. Không chỉ người có H trong thành phố mà cả những người ở các huyện cũng tình nguyện đăng ký tham gia. Nhóm là nơi để người có H chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hướng dẫn cho nhau cách chăm sóc bản thân. Từ những người xa lạ chúng tôi trở thành người một nhà lúc nào chẳng biết. Mỗi khi có thành viên đau ốm, cả nhóm lại rủ nhau đi thăm. Các buổi đi dã ngoại càng làm cho chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Những ngày sinh nhật bị chính chúng tôi lãng quên nay được Ban điều hành nhóm tổ chức vào ngày sinh hoạt nhóm. Dự án đã xây dựng ngôi nhà thứ hai cho chúng tôi.
Không phải tự nhiên mà Ban điều hành của chúng tôi có khả năng quản lý một nhóm tự lực với hơn 50 thành viên. Chúng tôi được dự án cho đi tập huấn, tham quan, học tập kinh nghiệm về cách điều hành nhóm của các nhóm khác. Nếu ngày trước tôi nhìn các cán bộ dự án sử dụng thành thạo máy vi tính với ánh mắt thán phục thì bây giờ tôi đã có thể sử dụng các chương trình Word, Excel, Power Point cho công việc của nhóm: lập kế hoạch, viết báo cao, xây dựng các bài trình bày. Tôi còn có thể tự mình sử dụng internet để liên hệ với mạng lưới nhóm tự lực quốc gia.
Điều khiến tôi tôi vui mừng nhất là bây giờ tôi đã có thể quay lại Trung tâm giáo dục, lao động, xã hội, nơi ngày xưa tôi từng sống để truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho những học viên của trại. Các buổi truyền thông ở trại và ở cộng đồng đã góp phần làm giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng với NCH. Và một điều quan trọng nữa là tôi đã được gia đình đối xử một cách công bằng khi họ hiểu rõ hơn về HIV/AIDS, các con đường lây và cách phòng tránh, những điều họ học được từ các lớp tập huấn do nhóm tổ chức.