Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á (HAARP)

Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á (HAARP)

Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á (HAARP)

Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á (HAARP)

20/05/2015 | 127

Đến hiện nay đã có ba mô hình ngăn chặn nhằm kiểm soát sự lây lan HIV qua cộng động người nghiện chích ma túy: mô hình giảm cung nhằm tập trung kiểm soát lượng thuốc và thực thi luật pháp, mô hình giảm cầu nhằm tập trung phục hồi chức năng cho người nghiện, và mô hình giảm hại.

Mô hình giảm hại bao gồm việc triển khai gói dịch vụ với mục tiêu nhằm giảm những rủi ro tức thời cho người nghiện chích ma túy, đồng thời cung cấp những chương trình nhằm thay đổi hành vi lâu dài. Những dịch vụ này bao gồm yếu tố phòng chống, điều trị và tuyên truyền/giáo dục. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một mô hình giảm hại hoàn thiện nên bao gồm:

+ Chương trình trao đổi kim tiêm và ống chích

+ Điều trị phụ thuộc vào thuốc

+ Tư vấn và xét nghiệm HIV

+ Điều trị HIV và chăm sóc

+ Tư vấn thông tin, giáo dục, và giảm thiểu rủi ro

+ Phân phát bao cao su và quản lý các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

+ Quản lý bệnh lao và bệnh viêm gan C

Những chiến lược này được tiến hành thông qua hoạt động tuyên truyền, kêu gọi và hỗ trợ các dịch vụ thuyên giảm tác hại của HIV. Tổ chức có hai mục tiêu song song ở mức độ khu vực và từng quốc gia cụ thể, tạo một liên kết hợp tác chặt chẽ trong khu vực Đông Nam Á trong việc tiến hành phòng chống HIV và đồng thời hỗ trợ và tuyên truyền các chương trình chiến lược về HIV cấp quốc gia. Năm quốc gia mà HAARP đang nhắm đến là Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và Việt Nam, cùng với một chương trình nghiên cứu ở Philippines và một Đơn Vị Hỗ Trợ Kĩ Thuật ở Thái Lan. Các vấn đề xuyên quốc gia mà HAARP đang tập trung giải quyết bao gồm: tuyên truyền mô hình giảm hại nhằm phòng chống sự lây nhiễm HIV qua ma túy, những biện pháp giảm hại khác nhau trong công tác nghiên cứu giảm thiểu tác động do sự khác biệt về giới tính và các nhóm nguy cơ khác, đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật nhằm tạo một nền tảng vững chắc cho việc tiến hành các chương trình giảm thiểu tác hại chẳng hạn như trao đổi kim tiêm hay thành lập các trung tâm methadone.

Trung Quốc

Trung Quốc được ước tính có số lượng người nghiện chích ma túy (IDU – injecting drug user) nhiều nhất thế giới với 2.40 triệu người. Tình trạng lây nhiễm HIV ở người trưởng thành tại Trung Quốc chiếm 0.1% dân số và số lượng những bệnh nhân này chiếm 12.3% trong tổng số IDU trong nước. Với 31 chi nhánh đang hoạt động ở tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây, HAARP Trung Quốc đang nhắm đến việc mở rộng và phát triển thêm các dịch vụ giảm hại ở các tỉnh phía Nam bằng nhiều hoạt động khác nhau. Trước hết là tăng cường hoạt động tổng hợp nghiên cứu kết quả xét nghiệm đa khu vực, sau đó gia tăng công tác quản lý và các công tác kỹ thuật cũng như cung cấp các gói chương trình giảm thiểu tác hại nhằm giải quyết được nhu cầu trong khu vực. Từ năm 2010, 44 chương trình trao đổi kim tiêm đã được đưa vào hoạt động dưới sự giám sát của HAARP. Kết quả là số lượng IDU được hưởng lợi từ chương trình giảm thiểu tác hại của của HAARP đã tăng từ 6,900 người năm 2009 lên 8,000 năm 2011.

Mi-an-ma

Từ năm 2008, ước tính có khoảng 75,000 người sử dụng phương thức truyền thuốc trực tiếp qua ông tiêm ở Mi-an-ma, 91.7% trong số đó sử dụng heroin, còn lại là các chất gây nghiện chiết xuất từ cây anh túc. Số liệu đáng lo ngại trên là hậu quả của nền công nghiệp trồng anh túc đang nở rộ ở Mi-an-ma chỉ sau Áp-ga-nít-tăn. Số người trưởng thành lây nhiễm HIV chiếm 0.6% dân số và chiếm 36.3% trong số IDU, một trong những con số cao nhất trên thế giới. HAARP đang hỗ trợ 10 chi nhánh ở Mi-an-ma với mục tiêu tăng cường triệt để các hoạt động tiếp cận cộng đồng từ đó phát hiện ra mối liên hệ với giới tính xung quanh sự lây nhiễm HIV, cải thiện việc quản lý tình trạng lây nhiễm ở mức độ cộng đồng và củng cố sự hợp tác của quốc gia này với các đơn vị HAARP trong khu vực nhằm tạo một khối hoạt động thống nhất. Hiện tại, các chương trình của HAARP ở Mi-an-ma đã tiếp cận được 6,000 UCD. Các chương trình của HAARP ở địa phương cũng đã bắt đầu tuyển các nhân viên nữ trong các hoạt động tiếp cận cộng đồng. Kết quả cho thấy việc làm trên rất hiệu quả trong công tác tiếp cận các UCD nữ.

Phi-líp-pin

Đơn vị HAARP ở Phi-líp-pin được đánh giá là đơn vị nhỏ nhất trong khu vực. Đơn vị này bao gồm một chương trình nghiên cứu đặt tại Ma-ni-la với trách nhiệm thành lập một hồ sơ về các IDU có liên quan đến những tác hại và sự lây nhiễm HIV ở quốc gia này. Chương trình nghiên cứu cũng nhằm để thiết kế các chương trình giáo dục những nhóm đối tượng riêng biệt thích hợp với nền văn hóa địa phương.

Cam-pu-chia

Sự lây lan của HIV vào năm 2007 trong những người trưởng thành ở Cam-pu-chia đã giảm xuống chỉ còn 0.9%; tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm HIV trong những IDU vẫn còn cao khi đạt mức 22.8%. HAARP đã thực hiện Chương trình Quốc gia Cam-pu-chia với mục tiêu trọng tâm là mở rộng công tác tiếp cận với các dịch vụ và hoạt động tuyên truyền phòng chống tới những người sử dụng thuốc gây nghiện. Song song đó, tổ chức cũng hướng tới tạo lập một môi trường hỗ trợ công tác phòng ngừa và chữa trị HIV cho những cá nhân sử dụng thuốc gây nghiện, sau đó phát triển qui mô cho những nhóm hoạt động về vấn đề thuốc gây nghiện và HIV/AIDS. Với sự hợp tác của 3 tổ chức phi chính phủ cấp quốc tế và các đối tác địa phương, chương trình nêu trên đã có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn tâm lý cho những người sử dụng thuốc phiện trên đường phố. Không chỉ dừng lại ở đó, Chương trình Cung ứng thuốc cai nghiện triển khai vào năm 2010, đã kêu gọi được 107 thành viên vào tháng 7 năm 2011, 20% trong đó là nữ giới.

Lào

Mặc dù không có bất cứ một số liệu cụ thể nào về số lượng người sử dụng chất gây nghiện ở Lào, tổ chức PC AIDS Liên Hiệp Quốc đã ước tính rằng có khoảng 5,500 người đang sống với HIV vào năm 2008 với tỉ lệ lây nhiễm ở người trưởng thành là 0.2%. HARRP đang nhắm đến công tác đấu tranh với sự lây nhiễm HIV trong tỉ lệ IDU thông qua một mạng lưới rộng các dịch vụ giảm thiểu tác hại theo nhu cầu, cụ thể như các hoạt động cung cấp các công cụ IEC cho những người sử dụng chất gây nghiện, hoạt động tiếp cận cộng đồng cho những nhóm đối tượng riêng biệt cũng như củng cố năng lực cho Nhà nước và cộng đồng trong việc giảm thiểu tác hại do sử dụng thuốc gây nghiện. Chương trình đã bắt đầu sử dụng phương thức tiếp cận từng bước để mở rộng kết quả xét nghiệm đối với vấn đề HIV, trong lúc đó, Chương trình Đánh giá nhanh và sự đáp ứng (Assessment Response - RAR) đã được triển khai ở tỉnh Hủa Phăn và Phong Xa Lì vào năm 2010. Nhóm Đặc nhiệm cấp Quốc gia về HIV và thuốc gây nghiện đã được thành lập ngay sau đó để liên kết các hệ thống xây dựng và củng cố các dịch vụ giảm thiểu tác hại.

Việt Nam

Vào năm 2008, ở Việt Nam có khoảng 290,000 người đang phải sống với đại dịch HIV, 33.8% trong đó sử dụng thuốc gây nghiện. Chương trình cấp quốc gia Việt Nam và Chương trình Cung cấp bơm kim tiêm cho Cộng đồng là hai tổ chức nhận được hỗ trợ tài chính từ HAARP. Chương trình Quốc gia Việt Nam nhắm đến công tác ngăn chặn sự lây lan của HIV trong những người sử dụng thuốc gây nghiện ở ba tỉnh miền Bắc: Hòa Bình, Bắc Cạn và Tuyên Quang. Chương trình đã được thực hiện với một hệ thống liên kết bao gồm những trung tâm giải độc và nhà giam ở những khu vực chuyên biệt nhằm củng cố những nhóm hoạt động cộng đồng và cung cấp phương thức tiếp cận đa chiều cho những hoạt động can thiệp để giảm thiểu tác hại.

Chương trình Cung cấp bơm kim tiêm cho Cộng đồng đã liên kết với DKT, vốn là một công ty tiếp thị xã hội với mục tiêu cung cấp một hệ thống phân phối sản phẩm tránh thai và kim tiêm vô trùng có hiệu quả kinh tế. Dự án đã được thực hiện ở ba tỉnh miền Nam: Đồng Tháp, Long An và Kiên Giang để tạo một môi trường làm việc an toàn, phát triển đa dạng các sản phẩm tránh thai, thành lập một hệ thống phân phối như liên kết các nhân viên bán hàng của DKT, các nhà phân phối ở các tỉnh thành, giáo viên và các nhà tư vấn với những người sử dụng thuốc phiện, và cuối cùng là cung cấp các hoạt động đào tạo và tiếp cận cộng đồng thông qua thảo luận nhóm, phân phát tờ rơi và sách truyện. Mặc dù trong quá trình tiếp cận đến những người dân vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn cũng như những hạn chế về trang thiết bị đảm bảo cho việc phân phối, nhưng dự án đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phân phát một số lượng lớn kim tiêm và khuyến khích chính quyền các tỉnh, thành tăng cường công tác giáo dục.

TRUNG TÂM NÂNG CAO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (CHP)

Trụ sở chính: Nhà số 9, tập thể cao đẳng Y Tế, ngách 117/17 phố Phúc Xá, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Văn phòng dự án: Phòng 313-314, nhà E1, Khu Ngoại giao Đoàn Trung Tự, số 6 Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 

Email: chp@chp.org.vn - Điện thoại: +84-913002947 - Fax: - Hotline: +84-913002947

© 2022 Copyright by chp.org.vn. All rights reserved.
Đang online:  7   Tổng truy cập: 6,174,615