Sự cải thiện về chỉ số hành vi trong nhóm người nghiện chích ma túy

Sự cải thiện về chỉ số hành vi trong nhóm người nghiện chích ma túy

Sự cải thiện về chỉ số hành vi trong nhóm người nghiện chích ma túy

Sự cải thiện về chỉ số hành vi trong nhóm người nghiện chích ma túy

20/05/2015 | 234

Áp dụng mô hình giảm hại vào cuối những năm 1990 tại Việt Nam đã mang lại những kết quả khả quan, đặc biệt là những chương trình được hỗ trợ theo chiến lược phòng chống HIV cấp quốc gia, bao gồm a) giáo dục về nguyên nhân và biện pháp phòng chống HIV b) sử dụng bao cao su c) biện pháp thay thế d) chương trình trao đổi kim tiêm.

Giáo dục kiến thức về HIV đã tăng mạnh

Qua số liệu thống kê từ các nghiên cho thấy sự cần thiết của một chiến dịch giáo dục mở rộng. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2003 tại tỉnh Bắc Ninh (phía đông Hà Nội) cho thấy 42.8% tổng số người nghiện hút nam nhiễm HIV dương tính, trong đó 96.9% không biết được tình trạng của họ trước cuộc nghiên cứu. Giáo dục tổng quan của Việt Nam về HIV đã tăng mạnh từ đầu những năm 2000. Đến năm 2006, 35.4% những người mại dâm nữ và 37.6% những người nghiện hút nam ở bảy tỉnh thành đã có thể nhận biết những cách thức phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục và bác bỏ những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV. Tương tự là 54.9% đối với những người quan hệ đồng tính nam ở hai tỉnh. Những tỉ lệ phần trăm này đã tăng cao đến năm 2009, với 51.5% số người mại dâm nữ, 49.2% người nghiện hút và 60.3% số người quan hệ đồng tính nam ở những tỉnh trên có thể trả lời đúng những câu hỏi tương tự.

Chiến dịch cấp quốc gia về tăng cường sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục cũng góp phần giảm tỉ lệ lây lan HIV ở người nghiện hút. Trong số những người mại dâm nữ ở Đà Nẵng vào năm 2001, việc luôn sử dụng bao cao su với khách hàng một lần là 54%, và tăng đến 91% vào năm 2005. Cũng cùng vào năm 2001, số lần những người mại dâm nữ ở Hà Nội và Hải Phòng liên tục sử dụng bao cao su với khách hàng một lần chiếm 43% tổng số lần, và tăng vọt lên 50% vào năm 2005. Vào năm 2009, 77.7% số mại dâm nữ tại mười tỉnh khác nhau đã báo cáo sử dụng bao cao su với khách hàng mới nhất. Cũng ở mười tỉnh trên từ năm 2006 đến năm 2009, kiến thức về nơi cung cấp bao cao su và xét nghiệm HIV tăng từ 30% đếnn 47.3%.

Sự tiến bộ trong cộng đồng người nghiện chích ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới về việc sử dụng bao cao su vẫn ở mức tương đối thấp, chỉ với 51.9% số người nghiện chích ma túy và 66.5% số nam quan hệ tình dục đồng giới dùng bao cao su với bạn tình mới nhất trong mười tỉnh trên. Những người chung sống với cá nhân nhiễm HIV cũng bỏ lỡ lợi ích của chiến dịch sử dụng bao cao su. Một cuộc thống kê vào năm 2008 tại Hà Nội thực hiện trong số những đối tác chính của người nghiện chích ma túy cho thấy 67% nhiễm HIV dương tính hoặc không rõ tình trạng HIV, và chỉ với 17% luôn luôn sử dụng bao cao su. Trong một cuộc khảo sát rộng hơn của 22 tỉnh cùng năm, 21% số người có quan hệ với người nghiện chích ma túy không rõ về tình trạng HIV của bạn đời của họ hoặc biết rằng họ đã bị nhiễm, và 25% số người báo cáo rằng chưa bao giờ hoặc không thường xuyên sử dụng bao cao su.

Chương trình trao đổi kim tiêm và ống chích đã thành công trong suốt 10 năm qua trong việc giảm thiểu hành vi dùng chung kim tiêm trong cộng động người nghiện chích ma túy. Tại Hải Phòng, hành vi dùng chung kim tiêm trong cộng đồng người nghiện chích ma túy giảm từ 23% vào năm 2001 đến 6% vào năm 2005. Tại Hà Nội và Hải Phòng, những người mại dâm nữ nghiện chích ma túy cũng báo cáo hành vi dùng chung kim tiêm đã giảm 42.6% ở Hà Nội và 43.9% ở Hải Phòng trong số những người sử dụng chương trình trao đổi kim tiêm nói trên. Tại mười tỉnh thành vào năm 2010, chương trình trao đổi kim tiêm đảm bảo 44.8% những người nghiện chích ma túy nam đã nhận được kim tiêm và ống chích sạch. Ngân Hàng Thế Giới và Bộ Phát Triển Quốc Tế đã áp dụng những chương trình giúp việc sử dụng những dụng cụ tiêm chích được tiệt trùng tăng từ 88.8% vào năm 2006 đến 93.5% vào năm 2009.

Trong số ba chương trình giảm hại chính, việc bắt đầu mở những phòng khám sử dụng thay thế chất gây nghiện chỉ vừa ra đời gần đây, phần lớn do chi phí hoạt động cao của những phòng khá này. Vào năm 2008, Việt Nam bắt đầu chương trình thí điểm cho phòng khám methadone đầu tiên tại Hải Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau chín tháng điều trị, tỉ lệ tuân thủ trong số những bệnh nhân là 96.5% với chỉ 3% hoạt động tội phạm, trái ngược với 40% tỉ lệ những người nghiện chích ma túy và không tham gia vào điều trị. Sự thành công của chương trình thí điểm trên đã dẫn đến việc mở rộng thêm phòng khám methadone xuyên suốt Việt Nam, bao gồm phòng khám tiền phụ phí đầu tiên ở Hải Phòng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thành lập được các cơ sở tiêm chích có giám sát.

Từ khi thực hiện chiến lược phòng chống HIV cấp quốc gia, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng trong vấn đề hiểu biết về HIV cũng như sự gia giảm những hành vi rủi ro, ví dụ như tình dục không an toàn, chia sẻ kim tiêm và phương pháp tiệt trùng không đúng cách ở những khu vực được tiếp cận với những chương trình trên trong suốt thập niên vừa qua. Ở những năm gần đây, việc bắt đầu mở những phòng khám thay thế cũng đã bổ sung thêm một chiều hướng điều trị vào mô hình giảm hại của Việt Nam. Mô hình giảm hại đã thành công trong việc mang đến những cải tiến hành vi tích cực tại Việt Nam.

TRUNG TÂM NÂNG CAO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (CHP)

Trụ sở chính: Phòng 313 - 314, nhà E1, Khu Ngoại giao Đoàn Trung Tự, số 6 Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 

Văn phòng dự án: Phòng 313 - 314, nhà E1, Khu Ngoại giao Đoàn Trung Tự, số 6 Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 

Email: chp@chp.org.vn - Điện thoại: +84-397427610 - Fax: - Hotline: +84-397427610

© 2022 Copyright by chp.org.vn. All rights reserved.
Đang online:  5   Tổng truy cập: 6,215,688